barrie tu dong cong inox tu dong cong xep inox tu dong siêu th? b? ?àm chung cu 87 linh nam mat ong nguyen chat
mod_vvisit_counterTrong ngày 802
mod_vvisit_counterTrong tuần 2011
mod_vvisit_counterTrong tháng 27207
mod_vvisit_counterTổng cộng 5278296
Siêu đô thị nổi: Tại sao không?
Đất Quảng - Thế giới kiến trúc
Thứ tư, 11 Tháng 5 2011 08:15

Ý tưởng về những ngôi nhà trên không hoặc dưới mặt đất thì đã có, nhưng một thành phố nổi trên mặt nước thì có lẽ ít người nghĩ tới. Tại Mỹ, một công ty kiến trúc ở Boston đã đưa ra ý tưởng này.

Thành phố nổi có tên viết tắt là Noah, giống như tên chiếc thuyền cứu nhân loại thoát cơn đại hồng thủy trong Kinh thánh. Noah có hình dáng thiết kế giống như trong một bộ phim viễn tưởng hơn là những gì con người nhìn thấy trong thực tế, cấu trúc đặc biệt này có chiều cao khoảng 366m, bao phủ diện tích cỡ 2,7 km2, được neo đậu trên  bề mặt nước có chiều ngang 366m, sâu 76m. Do thành phố được dựng trên các khung hình tam giác, bão tố sẽ di chuyển xuyên qua các khung này và biến mất, ít tác động đến dân cư đang cư trú tại đây.

 

NOAH có hình dáng là một tam giác nổi sẽ là nơi cư ngụ của 40.000 dân

Nhóm thiết kế nảy sinh ra ý tưởng khu đô thị nổi sau khi chứng kiến những thiệt hại mà cơn bão Katrina đã gây ra tại thành phố New Orleans của Mỹ vào năm 2005.

NOAH mang đầy đủ những cơ sở hạ tầng cần thiết để phục vụ cho cư dân ở đây

Ông Kevin Schopfer, Kiến trúc sư trưởng dự án đô thị nổi Noah cho biết: “Thử thách đầu tiên là vượt qua được tổn thất vật chất và tâm lý khi thành phố New Orleans hứng chịu thời tiết khắc nghiệt. Yêu cầu về sự ổn định và an toàn là yêu cầu lớn nhất để những cư dân ở New Orleans hồi phục kinh tế sau trận bão lớn. Điểm thứ hai là, New Orleans được xây dựng dưới mực nước biển, do vậy nên luôn trong tình trạng ngập nước và dễ bị các cơn bão tàn phá. Thử thách cuối cùng là nền đất yếu của thành phố. New Orleans được xây dựng trên hàng nghìn mét đất mềm, đất sét và đất bùn”.

Chính những đặc điểm trên làm cho việc xây dựng tập trung nhiều nhà cao tầng ở phạm vi nhỏ là vô cùng khó khăn. Do vậy, nhóm thiết kế của Kevin Schopfer đã đi tới quyết định giới thiệu mô hình đô thị nổi.

NOAH có thể tránh những cơn bão lớn bởi những lỗ hổng lớn tại thân của cấu trúc

Ông Kevin Schopfer, Kiến trúc sư trưởng dự án đô thị nổi Noah nhấn mạnh: “Kế hoạch mới này nhằm tạo ra một công đồng khoảng 40.000 người sống trong một cấu trúc mang tính biểu tượng và hướng tới một tầm nhìn xa. Bên cạnh khu căn hộ, Noah còn có hệ thống trường học, trung tâm thương mại, khách sạn, sòng bạc, điểm đỗ xe và cơ sở công cộng”.

Noah sẽ được xây trên dòng sông Mississippi, nó sẽ được xây từ những vật liệu bền vững và tái chế. Nguồn năng lượng của thành phố sẽ được lấy từ những tấm thu năng lượng mặt trời và các tuốc bin gió xung quanh thành phố.

Theo dự kiến, NOAH sẽ được đặt tại bờ sông Mississippi.

Thành phố New Orleans bị ngập sâu dưới nước sau cơn bão Katrina. Những thiệt hại của New Orleans từ bão Katrina chính là nền tảng cho thiết kế của NOAH.


Dù Noah được thiết kế đặc biệt cho New Orleans, các chuyên gia cho rằng, có thể sử dụng mô hình này cho bất cứ thành phố ven biển nào trên thế giới.

Hồng Mỹ
Ảnh: AFP
Theo VTV

Share this post